Du lịch Hội An vẫn luôn là hành trình mang đến nhiều bất ngờ thú vị cho du khách. Đây có thể nói là hành trình tìm về với lịch sử, với những công trình cổ và với những giây phút bình yên. Trong rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng ở đây, thì Hội quán Phúc Kiến vẫn luôn là cái tên mà du khách khó có thể bỏ qua. Hãy cùng khám phá điều thu hút ở Hội Quán Phúc Kiến Hội An nhé!
Lịch sử hình thành Hội Quán Phúc Kiến
[tie_index]Lịch sử hình thành Hội Quán Phúc Kiến[/tie_index]
Trong hành trình du lịch Hội An Đà Nẵng, dường như du khách nào cũng phải ghé thăm Hội Quán Phúc Kiến hay Phước Kiến Hội An. Tọa lạc tại 46 Trần Phú, Hội Quán Phúc Kiến theo tên gọi của người Việt là Chùa Kim An. Lịch sử hình thành Hội quán Phúc Kiến đúng nghĩa là một câu chuyện dài. Tương truyền, những người dưới thời Minh của Trung Quốc sau khi nổi dậy phản Thanh phục Minh không thành công có một số đã di chuyển đến Đông Nam Á, trong đó có Hội An của Việt Nam để sinh sống. Ở đây hội lập hội quán như là một nơi để hội tụ hội, giải quyết các vấn đề và giúp đỡ lẫn nhau.
Bên cạnh ý nghĩa đó, Hội Quán Phúc Kiến Hội An còn mang ý nghĩa tâm linh là là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và nhiều những vị thần khác. Hội quán này được xây dựng vào năm 1697 với vật liệu chủ yếu bằng gỗ đơn sơ. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, hội quán nhiều lần bị hư hỏng rồi lại trung tu. Sau này dưới sự giúp đỡ của nhiều Hoa Kiều cũng như chính quyền nên Hội Quán đã được xây dựng lại kiên cố hơn bằng gạch đá. Bên cạnh đó nét kiến trúc cũng đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Hơn mấy trăm năm tồn tại, Hội quán Phúc Kiến là một trong những hội quán có kiến trúc đẹp nhất nước ta và luôn để lại ấn tượng sâu sắc với khách tham quan.
Nét kiến trúc độc đáo
[tie_index]Nét kiến trúc độc đáo[/tie_index]
Đứng trước cổng Hội Quán, nhiều du khách sẽ ngỡ như đây là một đất nước Trung Hoa thu nhỏ. Nét kiến trúc của hội quán Phúc Kiến Hội An đậm chất Trung Hoa. Ấn tượng trước tiên đối với điểm du lịch Hội An này đến từ phần cổng ra vào. Mái ngói mang đậm vết tích của thời gian. Điểm tô trên đó là rất nhiều hình ảnh những con rồng đang uốn lượn uy nghiêm và trang trọng. Tất cả chữ viết đều là Chữ Hoa. Quan sát kỹ du khách sẽ thấy có đến 3 cổng để dẫn vào bên trong. Theo người dân ở đây, 3 cổng này tượng trưng cho thiên – địa – nhân, nam tả – nữ hữu. Thông thường du khách sẽ ra vào bằng 2 cổng nhỏ hai bên. Còn riêng cổng lớn chỉ được mở vào những ngày đặc biệt như lễ, tết.
Bước vào bên trong, du khách sẽ cảm nhận được rõ hơn sự trang nghiêm của Hội quán. Khuôn viên không quá rộng lớn và cũng không nhiều cây xanh. Thay vào đó là một lối đi thoải mái cho du khách.
Khu vực tiền đình, có một bàn cổ làm bằng đá to lớn. Đây là nơi những thương dân trong hội quán hội họp. Một điều đặc biệt mà bạn có thể nhận thấy ở đây là những vòng hương. Những vòng hương này có thể cháy trong 30 ngày. Có thể bạn chưa biết, bên cạnh là một hội quán nhiều người vẫn gọi nơi này là Chùa Phúc Kiến. Người dân rất tin về sự linh thiêng của chùa Phúc Kiến. Những vòng hương được thắp như một cách để cầu mong sức khoẻ, tài lộc. Các vòng hương này được bán ở ngay Hội quán và du khách cũng chỉ được mua rồi thắp ở đây chứ không được mang ra bên ngoài.
Chính điện của Hội Quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà chúa hộ phù cho thương nhân luôn thuận buồm xuôi gió trong những hải trình vượt đại dương đầy sóng gió để buôn bán. Trong chính điện còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Ngoài ra trong Hội Quán còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương, các bức hoành phi và nhiều hiện vật giá trị. Qua thời gian, nhiều đợt trùng tu đã được tiến hành, hội quán thêm khang trang và thêm tráng lệ, góp phần không nhỏ trong bức tranh toàn cảnh kiến trúc Hội An. Hội quán Phúc Kiến như một dấu ấn của người Hoa vùng Phúc Kiến tại Hội An, trong sự giao lưu đã để lại những nét văn hóa đáng trân trọng. Điều đáng quý này đã thêm màu sắc thi vị cho văn hóa Hội An. Cũng như tại Hà Nội, đã tồn tại một Hội quán Phúc Kiến Hà Nội tọa lạc ở Phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm, là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hoa vùng Phúc Kiến tại Hà Nội, cũng có đóng góp không nhỏ trong màu sắc văn hóa đặc sắc của Hà Thành.
Check-in chuẩn “Trung Hoa”
[tie_index]Check-in chuẩn “Trung Hoa”[/tie_index]
Tham quan Hội quán Phúc Kiến bên cạnh chiêm ngưỡng sự cổ kính, linh thiên du khách còn có thể chụp vô số ảnh đẹp. Đi Hội An được chụp ảnh tại Trung Quốc, nhiều du khách vẫn thường mách nhau như vậy khi tham quan hội quán này. Rất nhiều những góc chụp đẹp, vừa hoài cổ lại vừa đậm chất Trung Hoa. Bạn nhớ chuẩn bị những bộ đồ thật đẹp khi tham quan nơi này nhé. Tuy nhiên nên chú ý không nên ăn mặc quá hở hang vì dù sao Hội quán cũng là nơi linh thiêng và có ý nghĩa văn hoá rất lớn.