Hội quán thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Không chỉ là nơi có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng người Triều Châu ở Hội An.
Hội quán Triều Châu (hay còn gọi là Chùa Ông Bổn) là một trong số địa điểm du lịch Hội An luôn được nhắc đến trong danh sách các điểm đến ở Hội An. Nơi đây được xem là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất tại thành phố này. Sở hữu kiến trúc đặc sắc, Hội Quán Triều Châu ấn tượng du khách với những đường nét chạm trổ rất tinh tế và họa tiết sắc nét trên những kết cấu gỗ vững chắc. Bên cạnh đó, nghệ thuật đắp nổi hoa văn bằng sành, sứ cũng được áp dụng để xây dựng công trình này để tăng thêm vẻ đẹp và tạo nên tính nghệ thuật cho công trình.
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, tọa lạc tại 157 Nguyễn Duy Hiệu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến Hội An sinh sống. Hội quán thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Không chỉ là nơi có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng người Triều Châu ở Hội An.
Hội quán là một công trình kiến trúc cầu kỳ với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng các họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian. Không những thế, hội quán Triều Châu còn có một số tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ rất đẹp, thể hiện sự khéo léo tài hoa của người nghệ nhân xa xưa.
KIẾN TRÚC CỦA HỘI QUÁN TRIỀU CHÂU
Đây là một trong những công trình kiến trúc khá đặc sắc cùng nghệ thuật đắp nổi hoa văn họa tiết, chủ yếu là đắp nổi bằng sành sứ để tăng thêm vẻ đẹp và tính nghệ thuật cho công trình. Qua đó,thể hiện sự khéo léo tài hoa của người nghệ nhân xưa.
Tổng thể Hội quán Triều Châu được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngọai quốc:
- Mặt tiền hội quán được lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ: cá chép hóa rồng, hồ điệp, tứ linh…
- Nhà tiền điện hầu hết được xây bằng gỗ và đá. Bên trong kiến trúc theo kiểu chồng rường, phần thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi. Cạnh các rường chính còn gắn những mảng chạm lộng, chạm. Với kết cấu đa tầng, giữa các tầng được đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật…, bờ nóc, bờ hồi được tạo dáng hết sức mềm mại.
- Chính điện gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và các vì chồng rường giả thủ đặt trưng. Các con-ke trang trí được điêu khắc thành các hình thân rồng đầu cá. Các cánh cửa chính chạm trổ nhiều đồ án cát tường.
- Nối liền giữa nhà tiền điện với chính điện là nơi tiếp khách, nơi chuẩn bị các phẩm vật để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán.
Đến thăm Hội quán Triều Châu ở phố cổ, là dịp để thưởng lãm vẻ trầm lắng của những nét kiến trúc hội quán đặc trưng, và biết thêm nhiều điều về cộng đồng thương nhân Triều Châu vào thời thương cảng Hội An xưa.
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên Tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất linh đình được đông đảo người Hoa gốc Triều Châu ở Hội An và các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi tham gia .