Nhà cổ Đức An – Quá khứ còn lưu giữ những mái ngói rêu phong, cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.
Nhà cổ Đức An nằm ở số 129 đường Trần Phú, được xây dựng theo lối kiến trúc Việt và tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng. Qua năm tháng, nhà cổ Đức An vẫn còn đó như một “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Những mái ngói rêu phong, cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.
Trong mỗi nếp nhà ấy, đang chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa độc đáo và cũng đang có rất nhiều câu chuyện của thời gian
Được tu bổ lớn với kinh phí hơn 1 tỷ đồng từ ngân sách của TP Hội An trong suốt 2 năm 2008 – 2009, nhà cổ Đức An được UNESCO đánh giá cao, được xem là mẫu hình về công tác tu bổ di tích kiến trúc cổ ở các Di sản Thế giới và chỉ đạo lập hồ sơ để cấp bằng ghi nhận thành tích bảo tồn di sản văn hóa.
KIẾN TRÚC NHÀ CỔ ĐỨC AN
Nhà có chiều dài 39m, chiều ngang 7m. Nhà có mặt chính quay về hướng Bắc, kết cấu kiểu hình ống, gồm 2 tòa nhà liên thông với nhau bởi sân trời và nhà cầu nối, mái lợp ngói âm dương. Nền lát gạch đỏ tư vuông lớn. Mặt tiền có 3 cửa, ra vào nhà bằng lối cửa giữa, hai bên là cửa ván xáng.
Phía trên đà thượng của cửa ra vào đặt khán thờ Quan công. Gian thờ ông bà tổ tiên được đặt phía bên trái và mặt hướng về phía Nam.Đà dưới của vách ván được chạm trổ, tạo tác theo kiểu chân quỳ. Điều đáng nói đến là nhà lắp ghép chứ không dùng đinh.
Nhà Đức An không có cửa, cũng không có vách. Nhà có một khoảng sân và góc thư giãn để các bậc tiền bối ngồi uống trà, đọc sách. Không gian nội thất trang trí bằng những hoành phi liễn đối với nội dung chúc phúc, giáo huấn con cháu.
NHÀ CỔ ĐỨC AN TRONG QUÁ KHỨ
Sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà cổ Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc, song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực.
Vào những năm 1925 – 1926, nhà cổ Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước khi phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn. Nhà cổ Đức An là nơi cất giữ và lưu hành những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân và các sách báo tiến bộ khác như: Báo Chuông Rè, Đông Pháp thời báo, Tân Thế Kỷ, Nhân Loại và đặc biệt là báo Việt Nam Hồn xuất bản tại Pháp.
Dù vòng quay Xuân Hạ Thu Đông cứ đều đặn chuyển động qua năm tháng, thế nhưng những nếp nhà xưa vẫn còn đó, như một “nhân chứng sống” của lịch sử. Đến đây du lịch Hội An du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những mái ngói rêu phong để được sống với một thời dĩ vãng.