Giếng cổ Bá Lễ Hội An là một trong giếng cổ lâu đời nhất, trên 100 năm với mức nước không bao giờ cạn. Không chỉ là nguồn cung nước nước cho người dân địa phương mà còn được dùng để tạo nên hương vị đặc biệt cho một số món ăn ở đây. Đến thăm ngôi giếng cổ đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia này bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử cũng như những câu chuyện hay ho, thú vị của nó.
1. Giếng cổ Bá Lễ nằm ở đâu?
Bên cạnh những con phố cổ, ngôi nhà cổ, nhà cổ thì Hội An cũng có rất nhiều giếng cổ, một trong số đó phải nhắc đến giếng cổ Bá Lễ. Giếng cổ Bá Lễ nhuộm màu rêu phông, nằm bên hẻm nhỏ hút sâu trong lòng phố cổ, trong con hẻm nhỏ mà người dân vẫn hay quen gọi là hẻm Bá Lễ. Chính xác thì nó tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, khoảng giữa đường Phân Châu Trinh, gần rạp phim Hội An.
Mặc dù nằm ở vị trí khá sâu và trong con đường nhỏ nhưng trước hẻm có đặt tấm bảng nhỏ đề lối vào giếng cổ Bá Lễ giúp du khách có thể dễ dàng nhận biết. Hoặc nếu không bạn có chỉ cần hỏi người dân địa phương, họ sẽ hướng dẫn cho bạn tận tình. Ngôi giếng cổ với nhiều điều đặc biệt này lâu nay chưa hề vắng khách đến tham quan và chụp hình lưu niệm. Bởi câu chuyện về giếng đã lan truyền không chỉ trong địa phương mà cả trên mạng và ra cả nước ngoài.
2. Nguồn gốc ra đời giếng cổ Bá Lễ
Giếng cổ Bá Lễ có từ bao giờ, thực tế vẫn chưa ai biết chính xác. Tuy nhiên, theo các cao niên tở đây cho rằng, giếng này có từ thời của người Chăm xưa, khoảng thế kỷ thứ 8 – 9. Không như giếng bình thường ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam, giếng cổ Bá Lễ được đánh giá là một trong những di tích văn hóa vật thể, phản ánh nét văn hóa và đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân người Chăm Pa tại thương cảng Hội An từ hơn 10 thế kỷ về trước.
Theo nhiều nguồn tư liệu khác, ngày xưa, người Chăm đào giếng không chỉ để phục vụ nhu cầu hàng ngày mà còn dùng nước ngọt để trao đổi với các thuyền buôn từ các nước khác đến đây giao thương. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng với tác động của thời gian. Giếng nước Bá Lễ vẫn trường tồn ở đó. Ẩn chứa một chiều sâu của một vùng đất giàu văn hóa. Tuy đã phủ đầy rêu phong, tường gạch đã phai màu nhưng giếng vẫn còn giữ được hình dáng chắc chắn của mình, vẫn thô sơ nhưng góp phần tạo nên cái “hồn” cho phố Hội.
3. Tên gọi giếng cổ Bá Lễ
Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao là giếng Bá Lễ mà không phải là một cái tên nào khác? Thực ra, tên Bá Lễ bắt đầu là do lấy theo tên của một người phụ nữ – người đã bỏ ra hơn 100 đồng bạc Đông Dương để trùng tu lại giếng vào khoảng thế kỷ 20. Cũng từ đó nên mọi người lấy tên bà đặt cho giếng cổ. Chứ không hề xuất phát từ một câu chuyện lịch sử nào cả.
4. Kiến trúc giếng cổ Bá Lễ
Trong hơn 80 giếng cổ hiện có tại Hội An, có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản: giếng kiểu hình tròn, hình vuông và giếng hình trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có một số kiểu khác nhưng không phổ biến. Giếng cổ Bá Lễ được xây dựng theo kiểu hình vuông – kiểu kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Có diện tích khoảng 10m2, độ sâu khoảng 12 m và được xây hoàn toàn bằng gạch mà không hề dùng đến vôi vữa kết dính. Dưới chân là bộ khung rộng bản làm từ gỗ lim, kết cấu có vẻ đơn giản nhưng đã tồn tại hàng trăm nghìn nay.
5. Điều đặc biệt giếng cổ Bá Lễ
Khác với rất nhiều ngôi giếng khác mà bạn từng thấy, giếng cổ Bá Lễ có điểm đặc biệt là nước không bao giờ cạn. Thời xưa, giếng luôn đông nghẹt người đến lấy nước, kể cả Hội An những thế kỷ trước đều uống nước Bá Lễ. Mặc dù vậy nước ở đây chưa bao giờ khan hiếm, cứ tuôn chảy dồi dào kể là mùa mưa hay là mùa nắng.
Sở dĩ nguồn nước không cạn là vì người xưa đã chọn đúng nơi có mạch nước ngầm dồi dào. Thêm vào đó là kết cấu đặc biệt của giếng cũng góp phần cung cấp và lưu trữ một nguồn nước dường như vô tận. Hơn nữa, nguồn nước lại rất trong, sạch và ngọt lành.
6. Giếng cổ Bá Lễ gắn liền với đặc sản nổi tiếng của Hội An
Nhờ nguồn nước tự nhiên trong sạch, ngọt, không bị phèn và có mùi thơm rất riêng nên hầu như gia đình nào ở đây cũng thuê hoặc tự chở vài thùng về sử dụng cho nhu cầu ăn uống. Không những thế người dân ở đây còn cho rằng chỉ có nước giếng Bá Lễ mới có thể làm nên hương vị hấp dẫn cho những món đặc sản địa phương.
Du khách đến du lịch Hội An đã từng nghe qua món chè mè đen nổi tiếng của cụ công Ngô Thiểu chưa. Đây là một món ăn vô cùng nổi tiếng của phố Hội. Theo cụ ông chia sẻ lại rằng, bí quyết làm nên món chè có hương vị đặc trưng như vậy chính là lấy nước giếng Bá Lễ. Ngoài ra, món cao lầu vang danh Hội An cũng lấy nước từ đây. Cao lầu muốn ngon, nước dùng đậm đà thì hải dùng nguồn nước này. Nếu không tin bạn hãy thử thưởng thức để cảm nhận xem mùi vị các món này có gì khác lạ không nhé.
7. Giếng cổ Bá Lễ và người gánh nước thuê lâu đời ở Hội An
Giếng cổ Bá Lễ Hội An không chỉ mang đến nguồn nước sinh hoạt cho người ân hay góp phần làm nên hương vị đặc trưng cho các món ăn đặc sản. Đây còn là nguồn sống nghề gánh nước thuê. Đặc biệt, có một cụ ông cực kỳ nổi tiếng với nghề gánh nước thuê lâu nhất Việt Nam – cụ ông Nguyễn Đường. Ông bắt đầu công việc từ sau năm 1975, chuyên gánh nước cho các nhà hàng, quán ăn, các gánh hàng rong hay khách sạn, hộ dân có nhu cầu. Công việc này đem lại thu nhập chính cho ông để nuôi vợ và đứa con mắc bệnh tâm thần.
Câu chuyện về cụ ông gánh nước thuê suốt mấy chục năm này đã đươc nhiều báo chí trong nước và ngoài nước đến để nghi nhận. Không chỉ thể hiện một nghị lực lạc quan trong cuộc sống mà ông đã góp phần làm giàu thêm cho nét truyền thống của Hội An – “người giữ hồn phố cổ”. Vì thế, giếng nước Bá Lễ được mọi người rất coi trọng.
Cả người dân và những thương dân xưa kia đều rất quý trọng cái giếng cổ này cũng như nguồn ngước ngọt lành, quý giá mà nó đã mang lại cho Hội An. Có lẽ chính vì thế mà cách mặt giếng chỉ chừng nữa mét, người dân đã lập một bàn thờ thần giếng. Cứ đền ngày rằm và mồng 1 Âm lịch hàng tháng, người dân lại mang hoa quả, hương đèn đến cúng rất trang trọng, nhằm thể hiện lòng cảm hơn món quà tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng.