• DU LỊCH MIỀN TRUNG
  • DU LỊCH ĐÀ NẴNG
  • DU LỊCH HUẾ
  • DAILY TOUR
Web Du Lịch Hội An
  • HOME
  • ẨM THỰC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • Bãi biển
    • Bảo tàng
    • Đình Làng
    • Làng nghề
    • Hội quán
    • Nhà cổ
  • DỊCH VỤ
    • HomeStay
    • Quán Bar
    • Quán Cafe
    • Resort
  • KINH NGHIỆM
  • TIN TỨC
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Web Du Lịch Hội An
  • HOME
  • ẨM THỰC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • Bãi biển
    • Bảo tàng
    • Đình Làng
    • Làng nghề
    • Hội quán
    • Nhà cổ
  • DỊCH VỤ
    • HomeStay
    • Quán Bar
    • Quán Cafe
    • Resort
  • KINH NGHIỆM
  • TIN TỨC
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Web Du Lịch Hội An
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Home Làng nghề

Làng gốm Thanh Hà

bởi Iu Hội An
06/02/2020
Chủ đề: Làng nghề
Đọc cách đây: 10 phút
0 0
0
Làng gốm Kim Bồng Hội An

Làng gốm Kim Bồng Hội An

Daily Tour - Tour hàng ngày Daily Tour - Tour hàng ngày Daily Tour - Tour hàng ngày

XemThêm

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Rừng dừa bảy mẫu nằm ở đâu? Giá vé bao nhiêu? Đường đi như thế nào?

Làng rau Trà Quế

Làng nghề làm lồng đèn hội an

Không chỉ thu hút du khách bởi địa điểm quen thuộc như khu phố cổ thơ mộng, những bức tường vàng rực cả gốc phố mà Hội An còn có nhiều điều thú vị khác để bạn khám phá. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An mà bạn nhất định phải ghé qua. Không gì khác chính là làng gốm Thanh Hà Hội An. Cùng mình đi tìm hiểu xem làng gốm 500 năm tuổi này có gì thú vị nhé!

1. Địa điểm

  • Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.
  • Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây.
  • Từ đô thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngược về lịch sử, cư dân Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất nung thì cư dân ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi của vùng đất mới để phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm ( nay là khối phố 6 phường Thanh Hà ), sau đó do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu ( tức khối phố 5 phường Thanh Hà ), Nam Diêu có nghĩa là lò gốm phía Nam

Hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng gốm tổ chức lễ tế Xuân vào ngày mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư thần, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.

Làng gốm Kim Bồng Hội An

Nhiều thế kỉ qua, nghề làm gốm và gạch ngói ở Thanh Hà nổi tiếng không chỉ ở xứ Quảng mà cả nước và nước ngoài.Trong sách Phủ Biên Tạp Lục học giả Lê Quí Đôn có đề cập đến gốm ” Cochi”, ” Cauchi” ( Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.Và  kể từ thế kỉ 17 trở lui, do việc tái tạo thành phố Hội An mà sinh ra ngành gạch ngói rất thịnh hành ở Thanh Hà.

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu địa phương các vùng lân cận mà còn trở thành một mặt hàng trao đổi mua bán cho cả xứ Đàng Trong. Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân được gọi ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người được vua phong đến hàm Bát phẩm, đó là những Chánh Ca, Bát Luyện.
Thuở trước làng gốm Thanh Hà đông đúc với 30 bàn xoay, trăm lò nung nghi ngút khói, cả ngàn thợ thầy làm việc tất bật mỗi năm 6 tháng nắng ráo. Hiện nay cả làng chỉ còn 8 lò gốm với khoảng 35 lao động trong đó chỉ có mươi người thợ giỏi đó là: Bùi Liêu, Ban Sáu, Nguyễn Vinh, Nguyễn Cử, Nguyễn Sao, Lê Phát…Riêng nghề sản xuất gạch ngói có 74 hộ với 455 lao động tập trung ở khối phố 3,4,5,6  phường Thanh Hà.
Làng gốm Kim Bồng Hội An

3. Nét hấp dẫn

Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe:

  • Đất sét lấy về dùng xuồng xăm kĩ, nhào nhuyễn rồi dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần. Sau đó dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ liên kết.
  • Khi đất đã được luyện kĩ thì chia thành từng phấn mới bắt đầu tạo dáng.Muốn tạo dáng trước tiên phải chuốt. Khi chuốt phải có hai người ( thường do phụ nữ đảm nhận). Một người đứng 1 chân còn chân kia đạp bàn xoay trong khi đó 2 tay làm con đất; người còn lại ( kĩ thuật chính) lấy con đất đặt lên bàn xoay, cuốn thành hình sâu kèn rồi dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.
  • Khi đã tạo dáng xong thì đem ra ngoài nắng phơi.
  • Phơi gốm se lại thì có 1 người sẽ dập hoa văn hay trang trí tùy ý. Đối với sản phẩm có đáy bầu sau khi phơi se lại thì được đưa vào bàn xoay lần thứ 2 úp ngược rồi dùng 1 dụng cụ ” vòng tròn” để tạo dáng.
  • Sau khi gốm được phơi kĩ thì chất vào lò. Nhóm lửa khoảng 7-8 giờ thì xem khói đốt đã hết mới bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa. Người thợ dùng “gốm thăm” trong lò kéo ra để thử. Nghỉ lửa thì phá cửa lò cho rộng để mau nguội khoảng 12h sau cho ra lò. Thời gian nung tổng cộng 1 lò trong 25 ngày.
Làng gốm Kim Bồng Hội An

Gốm ở Thanh Hà chủ yếu là gốm sành nâu, thỉnh thoảng có gốm tráng men. Sản phẩm thì phong phú đa dạng : hũ sáu, hũ năm, hũ tư hẹp, rộng miệng, lon lỗng, con chỏi, bảo bầu, các loại chậu, xuốt bài ròi (dùng uống nước).., nhiều sản phẩm nhỏ như bình vôi ăn trầu, chân đèn,tò he, tu huýt, ngói âm dương, ngói vẩy cá…

4. Địa chỉ và giá vé bán vào cửa

Nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3km về phía Tây, bên cạnh là chợ Cá, từ đô thị cổ Hội An về phía Vĩnh Diện theo đường Duy Tân sẽ có biển chỉ đường vào làng gốm.

  • Địa chỉ: Phạm Phán, khối phố 5, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.
  • Giờ mở cửa: 8h30 – 17h30
  • Phương tiện di chuyển:  có thể di chuyển bằng xe máy,  ô tô hay xe đạp.
Làng gốm Kim Bồng Hội An

Vé vào cổng:

  • Trẻ em, học sinh, sinh viên: 15.000đ/người
  • Người lớn: 30.000đ/người

Giá vé bao gồm: Khám phá di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu, di tích Đình Xuân Mỹ, xem nghệ nhân chuốt hình gốm, tự tay trải nghiệm chuốt gốm.

5. Chơi gì ở làng gốm Thanh Hà

Khi bước chân vào làng gốm Hội An này bạn sẽ thấy gạch nung được trải dài khắp con đường, mái nhà đều được lợp bằng ngói nung do chính tay những người thợ gốm sản xuất.

Làng gốm Kim Bồng Hội An

Với hàng cau xanh mướt trước ngõ, ven đường là các sản phẩm gỗ vừa mới tạo hình xong được mang ra phơi nắng, nơi đây mang lại cho ta cảm giác yên bình. Trong làng có rất nhiều cửa hàng, xưởng sản xuất san sát nhau, bày biện rất rất nhiều sản phẩm làm bằng gốm vô cùng bắt mắt với nhiều màu sắc.

Tự tay làm ra sản phẩm home make

Sau khi nhào nặn thành khuôn, sản phẩm của bạn sẽ được đưa vào lò nung để tạo ra sản phẩm mộc. Cuối cùng để có một sản phẩm gốm sứ hoàn thiện nhất bạn sẽ tùy ý tô màu hoặc trang trí lên món đồ của mình để có một món đồ ưng ý nhất.

Tham quan công viên đất nung Thanh Hà

Khác với những sản phẩm bằng ắm được trang trí nhiều màu sắc, thì đến với công viên đất nung màu gạch là màu vàng, màu đỏ, xem vào đó là màu đỏ của cỏ cây được chăm khóc cẩn thận.

Điều thu hút nhất đó là một không gian b tàng gốm độc đáo, gồm 9 khu:

  • Khu lò gốm.
  • Khu thế giới thu nhỏ.
  • Khu vườn sắp đặt.
  • Khu bảo tàng làng nghề.
  • Khu gốm Sa Huỳnh – Chăm.
  • Khu các làng nghề truyền thống.
  • Khu triển lãm.
  • Khu sản phẩm làng nghề.
  • Khu chợ gốm

Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Hà là tác giả của công viên Đất nung Thanh Hà, người con của nghệ nhân làm gốm. Sau khi thành công trong nghề xây dựng với vai trò Giám đốc Công ty Nhà Việt Crop tại TP.HCM, anh đã đầu tư xây dựng công trình trên chỉnh quê hương của mình, đây là bước đầu dần dần thay đổi tư duy của những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà Hội An, dần dần tìm cách đưa gốm Việt Nam ra thế giới.

Làng gốm Kim Bồng Hội An

Những tác phẩm gốm thu nhỏ được tạo nên dựa theo các kỳ quan thế giới và nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, một bảo tàng sống với những nguồn tư liệu vô cùng quý giá để ta biết thêm về nghề gốm cổ truyền, cũng như đời sông sinh hoạt và sản xuất của người dân trong làng.

Tại đây cũng có khá nhiều góc check in đẹp để bạn tha hồ “chụp choẹt”, chính vì thế đừng quên chuẩn bị cho mình một cục sạc dự phòng đầy pin để điện thoại, máy ảnh của bạn không bị hết pin giữa chừng nhé.

Mua đồ lưu niệm tại làng gốm Thanh Hà

Sản phẩm lưu niệm chủ yếu của làng gốm ở Hội An là những vật dụng trong gia đình thường nhật như bát, chén, bình hoa, bình cá, chậu cây,… những con tò he. Sản phẩm lưu niệm truyền thống được thổi hồn hiện đại, đã khiến du khách không thể không động lòng.

Bộ sản phẩm quà lưu niệm tái hiện các món ẩm thực đặc sản Hội An như cao lầu. mì quảng, bánh,… được làm từ đất sét công nghiệp, keo, màu. Sản phẩm trông rất giống món ăn thật được đựng trên bát, đĩa của làng gốm Thanh Hà.

 

Tags: Làng gốm Thanh HàLàng nghề
Chia sẻTweetChia sẻ

Hãy nhấn Subscribe để theo dõi cập nhật bài viết mới nhất

Unsubscribe
Web Du Lịch Miền Trung Web Du Lịch Miền Trung Web Du Lịch Miền Trung
Iu Hội An

Iu Hội An

I L O V E H O I A N

Bài viết liên quan

Làng nghề

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

13/04/2022

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Điện Bàn nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện...

Kinh nghiệm

Rừng dừa bảy mẫu nằm ở đâu? Giá vé bao nhiêu? Đường đi như thế nào?

19/05/2021

Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh, Hội An là một địa điểm du lịch bạn nhất định phải ghé qua trong...

Làng nghề

Làng rau Trà Quế

04/02/2020

Làng rau Trà Quế nằm cách khu phố cổ Hội An 3km về phía Đông Bắc. Vùng đất này được...

Làng nghề

Làng nghề làm lồng đèn hội an

04/02/2020

Hội An là nơi nổi tiếng với các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nghề làm lồng đèn ở Hội...

Làng mộc Kim Bồng Hội An
Làng nghề

Làng mộc Kim Bồng

06/02/2020

Làng Mộc Kim Bồng toạ lac ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi...

Kết nối Du Lịch Hội An

Du Lịch Huế Du Lịch Huế Du Lịch Huế
Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Bình luận
  • Latest

Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An 2022

13/04/2022
Cao Lầu Hội An

Đi Hội An khám phá bí quyết làm nên món Cao Lầu mỹ vị

05/10/2020

Nhà cổ Quân Thắng – kiến trúc trường tồn với thời gian

16/01/2020
Hội Quán Triều Châu - Instagram: @write.wander

Hội quán Triều Châu – Một phần tín ngưỡng của Hội An

16/01/2020
Mỳ Quảng Hội An

Top 10 món ngon nên thử khi đi du lịch Hội An

1

Lễ vía bà Thu Bồn

0

Hội An lạ mà quen qua 5 Hội quán cổ ở tuyến phố trung tâm

0

Làng rau Trà Quế

0

Các Lễ Hội và Sự Kiện Văn Hoá Du Lịch Hội An 2022

14/04/2022
Cổng vào Đình Cẩm Phô

Đình Cẩm Phô

13/04/2022
Đình Hội An

Đình Hội An (Đình Ông Voi)

13/04/2022

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

13/04/2022

W E B D U L Ị C H H Ộ I A N

W E B D U L Ị C H H Ộ I A N
  • Về chúng tôi
  • Quảng cáo
  • Điều khoản
  • Liên hệ

Copyright © Web Du Lịch Hội An. Một sản phẩm của JustGo VietNam

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • HOME
  • ẨM THỰC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • Bãi biển
    • Bảo tàng
    • Đình Làng
    • Làng nghề
    • Hội quán
    • Nhà cổ
  • DỊCH VỤ
    • HomeStay
    • Quán Bar
    • Quán Cafe
    • Resort
  • KINH NGHIỆM
  • TIN TỨC

© 2021 Web Du Lịch Hội An - Một sản phẩm của Web Du Lịch Miền Trung.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

AllEscort