Site icon Web Du Lịch Hội An

Chùa Cầu Hội An – biểu tượng của du lịch Hội An

@u_n_651

Chùa Cầu Hội An – Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18m, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Gắn liền với phố cổ từ cách đây hàng mấy thế kỷ, chùa Cầu là biểu tượng độc đáo của cảng thị không thể tách rời. Chùa Cầu Hội An mang ý nghĩa văn hóa lớn, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ với những điểm xứng đáng.

Chùa Cầu Hội An ở đâu?

Nằm nay cửa ngõ dẫn vào trung tâm phố cổ Hội An, chùa Cầu Hội An nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Công trình bắc qua một con lạch nhỏ thông ra sông Hoài.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Cầu Hội An

Hội An cách Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam. Bạn có thể tham khảo một số tuyến đường đến chùa Cầu sau:

Kiến trúc chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt?

Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Cấu trúc cầu theo mặt bằng gồm 3 phần chính là 2 phần đầu cầu và phần thân cầu ở giữa. Mỗi đầu cầu hai phía được xây gạch bao gồm 3 nhịp, phần cầu ở giữa có 5 nhịp đặt trên các trụ gạch cắm xuống nước. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có 3 hệ mái tương ứng với 3 phần cầu.

Trên một số vì kèo, hoành mái có chạm nổi chữ Hán. Ngoài ra trong Chùa Cầu còn lưu giữ được nhiều tấm bia đá ghi lại lịch sử của công trình và Hội An

Mái công trình lợp ngói âm dương, với những chi tiết trang trí tinh xảo trên bờ nóc, bờ chảy. Đặc biệt là có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Hai đầu cầu có đặt tượng tượng khỉ – linh hầu (phải) và chó – thiên cẩu (trái). Đây được coi là đôi linh vật canh giữ, trấn yểm Chùa Cầu, được thờ cúng trang trọng.

Không rõ xuất xứ của đôi linh vật này. Có giả thuyết cho rằng khỉ và chó thể hiện thời gian xây dựng cầu, trong khoảng từ năm con khỉ đến năm con chó.

Chùa Cầu Hội An thờ ai?

Chùa nằm giữa cầu là lối vào. Gọi là Chùa nhưng thực tế ở đây không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – một vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người theo tín ngưỡng Trung Hoa.

Bên trên lối vào gian thờ có tấm biển đề 3 chữ “Lai Viễn Kiều”. Dưới tấm biển có hai mắt cửa, một chi tiết kiến trúc đậm nét của Hội An.

Chùa Cầu Hội An tiếng Anh là gì?

Để thuyết minh Chùa Cầu Hội An cho du khách nước ngoài, các hướng dẫn viên thường sử dụng “Chua Cau in Hoi An” hoặc “The Japanese Bridge”.

Bởi đây là một công trình lịch sử tuyệt đẹp, là nơi giao lưu văn hóa, kiến trúc giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nó được xây dựng vào thế kỷ 17 với sự đóng góp của các thương nhân người Nhật. Vì vậy, Chùa Cầu còn được gọi là “Cầu Nhật Bản”.

Giá vé tham quan Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu cũng là một trong số 21 điểm bắt buộc phải tham quan mua vé, khi mua vé bạn sẽ được lựa chọn 4 địa điểm mà mình yêu thích nhất, giá vé là 80.000đ/ lượt/ khách.

Giờ mở cửa tham quan chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu nằm trong khu vực phố đi bộ nên nó cũng sẽ có những quy định riêng, thời gian mở cửa phố cổ là từ 7h sáng đến 23h đêm, còn riêng khu vực phố đi bộ chỉ có 2 khung giờ chính.

Nét đặc sắc của Chùa Cầu Hội An

Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên “Hội An Kiều” và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng nhắc tới cái tên “Nhật Bản Kiều” trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này.

Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.

Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa giữa các nền văn hóa

Ít có nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có sự pha trộn văn hóa đặc sắc như Hội An. Ngoài những hội quán, đền miếu mang đậm dấu tích của người Hoa thì Hội An cho đến nay vẫn còn lưu giữ lại những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp và nhà cổ của người Việt xưa. Bên cạnh đó, Chùa Cầu cũng là minh chứng cho một thời giao lưu về kiến trúc Nhật – Hoa – Việt.